Đăng kí tên miền như là một thương hiệu

Ông Benoit Battistell
 (tenmien.inet.vn) Khi đăng ký tên miền bạn đã có biết mình đã vi phạm  về thương hiệu nào đó trao đổi vào sáng 13/1, tại Hà Nội, hội nghị Lãnh đạo cơ quan sở hữu trí tuệ các nước ASEAN – châu Âu lần thứ 6 đã chính thức khai mạc. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Benoit Battistelli – Chủ tịch cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO) xung quanh những vấn đề liên quan tới việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. 

PV: Là cơ quan hàng đầu thế giới về thẩm định sáng chế, EPO cũng có 10 năm hợp tác với ASEAN cũng như Việt Nam, ông có nhận xét gì về các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam?

Ông Benoit Battistelli: Tôi không có nhiều cơ hội tới Việt Nam. Nhưng mỗi lần tới đây, tôi rất ấn tượng với những thành tựu mà các bạn đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực phức tạp, ngay cả với các nước tiên tiến châu Âu, với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, đó là thành tích lớn. Trong các nước ASEAN, tôi ấn tượng với Việt Nam.

PV: Theo ông, thách thức lớn nhất hiện nay trong việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Ông Benoit Battistelli: Thách thức lớn nhất là tốc độ phát triển rất nhanh các đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế. Là một tổ chức quốc tế độc lập, gồm 38 quốc gia thành viên, mỗi năm, EPO nhận khoảng 238.000 đơn và chỉ thực hiện cấp từ 50.000 – 60.000 bằng độc quyền sáng chế. 

EPO có hơn 7.000 nhân viên, trong đó có hơn 4.000 thẩm định viên sáng chế song tốc độ đào tạo vẫn không kịp yêu cầu. Trong khi đó, thế giới vẫn gặp rào cản về ngôn ngữ. Ví dụ, với những sáng chế của Việt Nam gửi sang EPO thẩm định, nếu các chuyên gia không hiểu tiếng Việt sẽ rất bất lợi. Đối phó với thực tế này, ở châu Âu đã xây dựng các máy dịch thuật tự động, song ở các nước ASEAN, việc trang bị máy dịch thuật tự động vẫn rất hiếm. 

PV: Vậy EPO sẽ hợp tác như thế nào với ASEAN và Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức trên?

Ông Benoit Battistelli: Ngày 12/1, tôi đã kí với ông Hùng (Trần Việt Hùng – Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) biên bản ghi nhớ. Theo đó, EPO sẽ giúp Việt Nam trong việc đào tạo thẩm định viên sáng chế, trao đổi kinh nghiệm thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc Việt Nam tham gia hợp tác với ASEAN và EPO sẽ giúp các sáng chế không chỉ được bảo hộ ở Việt Nam mà còn cả ở phạm vi khu vực và toàn cầu. 

PV: Sở hữu trí tuệ vẫn là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm của châu Âu, ông có lời khuyên gì cho Việt Nam để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển?
 
Ông Benoit Battistelli: Điều cốt yếu mà cơ quan sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới phải làm là công khai hệ thống thông tin, các sáng chế một cách rộng rãi. EPO đã xây dựng được cổng thông tin về sở hữu trí tuệ, giúp mọi người có thể tiếp cận với trên 80 triệu trang tài liệu, văn bản khác nhau. Thêm vào đó, hệ thống tra cứu cũng phải được hoàn thiện để đảm bảo các văn bằng cấp sau không xâm phạm các văn bằng cấp trước. 

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi.

Ông Benoit Battistelli: Nếu một tên miền đụng chạm tới một thương hiệu nổi tiếng sẽ bị coi là vi phạm, phải đổi tên miền để tránh sự nhầm lẫn. Nhưng các bạn chỉ có thể xử lí được vi phạm đó trên lãnh thổ Việt Nam, chứ không thể xử lí được các sever nằm ngoài lãnh thổ. Lúc đó lại cần tới sự hỗ trợ của WIPO. Lời khuyên của tôi là: Chúng ta cần đăng kí tên miền như là một thương hiệu.

Theo CAND

bình luận

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *